Các hãng thời trang thế giới đang làm gì trong mùa dịch?

Các hãng thời trang thế giới đang làm gì trong mùa dịch?

12/03/2021 0 Nhàn Phan 245
4 phút, 22 giây để đọc.

Không chỉ các ông lớn mới đóng góp ủng hộ dịch bệnh. Gần đây nhiều thương hiệu thời trang và fashionista hiện cùng chung tay đóng góp cho quỹ hỗ trợ chống dịch bệnh. Trong khoảng thời gian này, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng một phần không nhỏ đến ngành thời trang. Tuy nhiên, điều này vẫn không làm các thương hiệu trên thế giới chùn bước. Ngược lại còn giúp họ có thêm động lực để chung tay đẩy lùi khó khăn. Khó khăn giúp họ thích nghi và phát triển hơn khi có khó khăn. Hãy cùng đọc hết những cách mà các hãng thời trang thế giới đang làm gì trong mùa dịch này nhé.

Khuyến khích người tiêu dùng mua hàng trực tuyến giải quyết khó khăn 

Một trong những giải pháp được sử dụng và đẩy mạnh nhất hiện nay. Chính là mở những gian hàng bán hàng trực tuyến. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân, nhiều nhãn hàng quốc tế tạm ngừng hoạt động buôn bán tại cửa hàng và bắt đầu tập trung nhiều hơn về mảng kinh doanh online. Họ bắt đầu hướng đến những bộ ảnh thời trang, chụp nhiều sản phẩm hơn giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn khi đăng tải trên mạng xã hội.

Cách mua hàng online an toán như thế nào

Trên trang bán hàng trực tuyến, các nhà mốt như Lemaire, Proenza Schouler, Sacai, AMI… đăng tải thông báo ngay khi người dùng truy cập. Cụ thể, họ miễn phí tiền vận chuyển cho khách hàng. Người mua hàng chỉ việc chọn sản phẩm. Nhân viên sẽ tự động chuyển đến tận nhà, giúp tiết kệm chi phí và đảm bảo an toàn sức khoẻ trong mùa dịch.

Thậm chí, họ còn áp dụng hình thức đổi trả trong vòng 30 ngày nếu khách hàng chọn sai kích thước hay giao nhầm sản phẩm. Ngoài ra, các thương hiệu cũng không quên gửi lời xin lỗi và cám ơn vì sự bất tiện. Cũng như dặn dò khách hàng bảo vệ sức khoẻ trong thời điểm hiện tại.

Một hoạt động ý nghĩa là đóng góp cho quỹ hỗ trợ chống dịch Covid-19

Quỹ đoàn kết cứu trợ (Covid-19 Solidarity Response Fund) được thành lập để quyên góp chi phí ủng hộ cho việc phòng ngừa, phát hiện và ứng phó dịch bệnh. Đây là kênh duy nhất để các nhà tài trợ cá nhân. Cũng như tổ chức từ thiện đóng góp cho những nỗ lực ứng phó toàn cầu.

Tại thời điểm hiện tại, Quỹ phi lợi nhuận H&M Foundation đã cam kết ủng hộ 500.000 USD cho các công tác cứu trợ. Dùng để chi trả với mục đích theo dõi và kiểm soát sự lây lan của virus trên toàn cầu. Đồng thời đẩy nhanh nỗ lực phát triển vaccine, xét nghiệm cùng phương pháp điều trị.

Ngoài ra, tập đoàn Kering cũng quyên góp 1 triệu USD cho Hội chữ thập đỏ Hồ Bắc, Trung Quốc. Thương hiệu Moncler tài trợ hơn 10 triệu USD. Để xây dựng bệnh viện mới ở Milan (Italy) với hơn 400 đơn vị chăm sóc đặc biệt để điều trị bệnh nhân Covid-19. Nike đóng góp 1 triệu USD cho Quỹ đoàn kết cứu trợ Covid-19 và 15 triệu USD để hỗ trợ nhân viên trong khu vực tâm dịch ở Oregon, Mỹ.

Ngoài ra, fashionista Chiara Ferragni khởi xướng một chương trình gây quỹ trên mạng xã hội. Với số tiền quyên góp từ cộng đồng hơn 4,5 triệu USD. Giám đốc điều hành của Gucci – Marco Bizzarri – tài trợ 150.000 USD cho khu vực Emilia Romagna (Italy) chung tay giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Sản xuất nước rửa tay, khẩu trang cho người dân chống dịch

Thay vì sản xuất những bộ váy hay quần áo thì các nhà sản xuất thời trang. Chuyển sang sản xuất nước rửa tay và khẩu trang giúp đỡ mọi trường. Điển hình là tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH sẽ cung cấp 40 triệu khẩu trang cho chính phủ Pháp. Theo thông báo được đăng tải trên trang của tập đoàn. 10 triệu khẩu trang đầu tiên, bao gồm khẩu trang y tế và FFP2. Sẽ được bàn giao trong vài ngày tới. Các đơn hàng tương tự được giao mỗi tuần.

Sản xuất nước rửa tay, khẩu trang

Chủ tịch và giám đốc điều hành Bernard Arnault; đã tài trợ hơn 6 triệu USD trong cuộc chiến chống dịch. Trước đó, tập đoàn LVMH cũng sử dụng các cơ sở sản xuất nước hoa. Và mỹ phẩm làm đẹp ở Pháp để sản xuất số lượng lớn gel hydro-Alcoholic cho các cơ quan y tế.

Toàn bộ nước rửa tay sẽ được phát miễn phí cho các tổ chức sức khỏe của Pháp. Cũng như hệ thống các bệnh viện ở châu Âu. Tuy cũng khó khăn như nhiều ngành nghề khách những ngành thời trang. Lại có nhiều hành động thiết thực giúp đỡ chính phủ và người dân chống dịch.

Xem thêm: Nhà thiết kế Anita Dongre trao quyền cho phụ nữ đưa thời trang Ấn Độ ra thế giới 

Trích dẫn từ Phunu.nld.com.vn