Giá BĐS ven Hà Nội tăng mạnh ngay đầu năm 2021

Giá BĐS ven Hà Nội tăng mạnh ngay đầu năm 2021

12/03/2021 0 Thắm Nguyễn 220
6 phút, 29 giây để đọc.

Ngay đầu năm 2021, giá BĐS ven Hà Nội bỗng tăng giá mạnh. Các giao dịch bất động sản cũng nhiều lên bất thường. Đặc biệt là Hoài Đức, Gia Lâm và Thanh Trì. Sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Đất nền các huyện vùng ven Hà Nội tiếp tục thiết lập kỷ lục mới.

Theo khảo sát, thời điểm cuối năm 2020, giá đất tại Hoài Đức dao động từ 25 triệu – 130 triệu đồng/m2. Tùy vị trí. Trong đó, những lô đất nằm trên trục Quốc lộ 32, Đại lộ Thăng Long và khu Kim Chung – Di Trạch có mức giá cao nhất. Có nơi rao bán tới 130 triệu đồng/m2. Tưởng như mức giá này đã đạt đỉnh. Song giá đất Hoài Đức vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Ở thời điểm hiện tại, Hoài Đức vẫn là tâm điểm của thị trường. Mức tăng từ 5% – 10% so với cuối năm ngoái. Cụ thể, một lô đất có diện tích 100 m2, tại thị trấn Trạm Trôi, cách Quốc lộ 32 chưa đầy 30 m trước Tết có giá 45 triệu đồng/m2. Nay có giá 50 triệu đồng/m2.

BĐS ven Hà Nội “hút” giới đầu tư

BĐS ven Hà Nội "hút" giới đầu tư

Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM cũng ghi nhận sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các khu mới nổi vùng ven. Với đa dạng các phân khúc ở các dự án lớn như Vinhomes Riverside. Khu đô thị xanh Ecopark, Park City. Hinode Royal Park,…

Khi nội đô đã trở nên ô nhiễm, chật chội và hệ thống giao thông liên tục ùn tắc thì vùng ven lại đang tạo được nhiều thiện cảm. Và sự chú ý trong mắt khách hàng trẻ. Bởi lẽ, khu vực này sẽ sớm trở thành trung tâm hành chính mới. Một khu “vệ tinh” quan trọng của Thủ đô khi nội đô vốn đang quá tải.

Đánh giá về khu vực này, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, cũng cho biết điểm sáng điển hình cho vùng ven vẫn là các sản phẩm đất nền. Và các khu liền kề, biệt thự. Đó cũng là một trong những “điểm sáng” nổi bật của thị trường BĐS trong năm 2021. Cụ thể khu vực vùng ven thời gian qua có xu hướng tăng giá rất mạnh. Mức độ quan tâm vẫn rất lớn khi dân cư tập trung nhiều hơn và nhu cầu nhà ở tăng lên.

Giá đất tăng chóng mặt

Giá đất tăng chóng mặt

Tương tự, tại xã Đức Thượng, giá đất bình quân đều đồng loạt tăng lên trên 35 triệu đồng/m2. Kể cả những lô đất nằm trong ngõ nhỏ.

Gia Lâm là điểm nóng thứ 2. Tuy nhiên, tốc độ tăng của đất nền Gia Lâm thấp hơn, chỉ khoảng 2% – 5% so với thời điểm cuối năm trước. Bình quân giá đất dao động từ 40 – 120 triệu đồng/m2. Trong một thời gian dài, Hoài Đức và Gia Lâm luôn duy trì được sức nóng của mình. Ngược lại, Thanh Trì, một huyện ven đô khác, nằm ở phía Nam thành phố dạo gần đây mới có sức bật.

Đất nền và đất xen tại Thanh Trì

Khảo sát tại các sàn giao dịch trực tuyến, giá đất Thanh Trì ở thời điểm hiện nay đã tăng trên 10% so với thời điểm cuối năm 2020. Mức giá bình quân dao động từ 50 – 70 triệu đồng/m2, tùy vị trí. Trong đó, khu vực đẹp nhất và đắt nhất huyện Thanh Trì, nằm ở mặt đường trục Ngọc Hồi – Văn Điển. Và kéo dài tới giáp ranh huyện Thường Tín. Lần đầu tiên, các lô đất tại đây ghi nhận mức giá trên 100 triệu đồng/m2. Thậm chí, trên trục đường này, có chủ đất rao bán 120 – 140 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, một số trục đường khác như Ngũ Hiệp, Cầu Tó, Tả Thanh Oai,… các lô đất mặt đường cũng đã vượt mốc 70 triệu đồng/m2. Không chỉ đất nền, đất nông nghiệp và đất xen kẹt tại Thanh Trì cũng đang tăng giá rất nhanh.

Trên trang các trang rao bán trực tuyến, các thửa đất nông nghiệp, đất xen kẹt chưa được cấp sổ đỏ có giá khoảng 3,5 triệu – 5 triệu đồng/m2. Tăng 15% so với cuối năm 2020. Và tăng 30% so với hồi đầu năm ngoái.

Nguyên nhân khiến BĐS Thanh Trì ít được chú ý

Trao đổi với PV Báo Dân trí, ông Hoàng Hưng, một chuyên viên môi giới bất động sản tại Hà Nội cho biết: Trong nhiều năm, giới đầu tư Thủ đô gần như “bỏ rơi” khu vực Thanh Trì, bởi 3 yếu tố chính.

Thứ nhất, mặc dù có quỹ đất tương đối rộng, song Thanh Trì không có nhiều dự án bất động sả. Khu chung cư, khu đô thị có giá trị “khủng”. Tại đây, dự án được mong đợi nhất là khu nhà ở xã hội Tứ Hiệp Hồng Hà Eco City. Dù có giá chỉ 10 triệu đồng/m2, song sức mua không được như kỳ vọng.

Thứ hai, khu vực Thanh Trì là vùng trũng. Hay bị ngập nước. Đặc biệt, khu vực này có nhiều nhà máy, xí nghiệp cũ vẫn đang hoạt động khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Thủ tục rắc rối

Thứ ba, đất Thanh Trì, nhiều phần là đất nông nghiệp, các thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư tương đối phức tạp. Do đó, nhà đầu tư không “chuộng” đất Thanh Trì, so với các huyện ven đô khác.

Tuy nhiên, trong 2 – 3 năm gần đây, nhờ vào đề xuất nâng cấp một số huyện ngoại thành lên quận, giới đầu tư mới bắt đầu chú ý tới Thanh Trì.

Đánh giá về tiềm năng và triển vọng của bất động sản Thanh Trì, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) nhận định: So với các huyện ven đô khác đang nằm trong diện quy hoạch lên quận thì Thanh Trì có mức giá khởi điểm thấp nhất. Phù hợp với những nhà đầu tư có vốn mỏng.

Dù vậy, bất động sản Thanh Trì đang thiếu những bệ phóng tăng trưởng. Đó chính là các dự án hạ tầng, dự án đô thị. Khu đô thị cao cấp.

Dự đoán tương lai trong thời gian tới

“Trong thời gian 5 – 10 năm tới, khi quỹ đất Hà Nội cạn kiệt, các “ông lớn” trong ngành bất động sản sẽ đi tìm miền đất mới. Mở rộng ra 4 hướng của thành phố. Thanh Trì cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Đây chính là ưu điểm lớn nhất của bất động sản nơi đây”, ông Đính chia sẻ.

Dù vậy, Phó Chủ tịch VARs cũng cảnh báo. Trong thời điểm gần tới việc công bố lên quận, giá đất ở các huyện ven đô sẽ rơi vào trạng thái “nhạy cảm”. Đây là thời điểm, giới đầu nậu, “cò” đất hoạt động “thổi giá” mạnh nhất. Do đó, giới đầu tư phải đặc biệt cẩn trọng với những chiêu trò của giới “cò” đất.

“Trong giai đoạn nước rút, chính quyền và các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, thông tin rõ lộ trình quy hoạch. Và cảnh báo người dân. Đồng thời quản lý chặt các hoạt động chuyển nhượng, mua bán đất để đảm bảo an ninh, trật tự địa phương. Bản thân, nhà đầu tư cũng phải kiểm tra pháp lý, quy hoạch trước khi xuống tiền”, ông Đính khuyến cáo.

Nguồn: Dantri.com.vn