9 bài học chứng khoán xương máu dành cho người mới bắt đầu (P2)

9 bài học chứng khoán xương máu dành cho người mới bắt đầu (P2)

03/03/2021 0 Thắm Nguyễn 203
4 phút, 16 giây để đọc.

Tiếp tục phần 2 của bài học chứng khoán xương máu dành cho người mới bắt đầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ 5 kinh nghiệm cho bạn

Biết phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản về thị trường cổ phiếu

9 bài học chứng khoán xương máu dành cho người mới bắt đầu (P2)

Bạn không thể đầu tư chứng khoán theo cảm xúc được, nghĩa là không thể thấy cổ phiếu tăng thì mua, giảm thì bán. Mà không có một nguyên tắc nào. Vì thị trường biến động rất khôn lường. Hôm nay tăng ngày mai giảm là chuyện rất bình thường. Kinh nghiệm cho thấy, đầu tư theo đám đông là dễ gặp rủi ro nhất. Khi đó nhà đầu tư như một bầy cừu để nhà cái dẫn dắt theo ý muốn của họ. Và sẽ bị xẻ thịt bất kì lúc nào mà không lường trước được.

Để tránh điều này thì bạn nên tự bổ sung kiến thức về phân tích kĩ thuật và phân tích cơ bản. Phân tích kĩ thuật sẽ giúp bạn nhìn được xu hướng của thị trường chung. Xu hướng của cổ phiếu. Điểm nên mua nên bán chứ không phải mua bán vu vơ. Còn phân tích cơ bản sẽ giúp bạn tìm hiểu được một công ty làm ăn như thế nào. Lợi nhuận, doanh thu có tăng trưởng không. Các chỉ số tài chính có tốt không, có đáng để đầu tư không.

Biết cách rải tiền đầu tư

Các cụ nhà mình có câu “không nên bỏ trứng vào một giỏ” rất đúng với trường hợp này. Điều này nghĩa là bạn không nên dồn hết tiền chỉ để mua 1 mã cổ phiếu mà nên chia tiền ra mua 3 đến 5 cổ phiếu để hạn chế rủi ro giảm điểm.

Khi bạn dồn hết tiền mua 1 cổ phiếu thì bạn sẽ chịu áp lực rất lớn, cổ phiếu chỉ cần giảm 1 chút là bạn đã mất rất nhiều tiền và khó có thể nắm giữ đủ lâu cho đến khi cổ phiếu đó tăng giá trở lại và dẫn đến thua lỗ. Nhưng khi bạn đa dạng danh mục đầu tư thì một cổ phiếu giảm điểm có thể không ảnh hưởng quá nhiều đến mức sinh lời của toàn bộ danh mục và bạn cũng có thể dễ dàng cơ cấu cổ phiếu kém đó sang một cổ phiếu tốt hơn để tăng khả năng sinh lời của toàn bộ danh mục.

Bám sát các giao dịch của khối ngoại

Bám sát các giao dịch của khối ngoại

Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay quy mô vẫn nhỏ so với các thị trường khác nên việc mua bán của khối ngoại sẽ tác động rất lớn tới sự tăng giảm của thị trường. Khi khối ngoại mua liên tiếp thì thường thị trường sẽ tăng điểm, còn khi họ bán liên tiếp nhiều ngày thì thường thị trường sẽ giảm điểm, tất nhiên có những giai đoạn điều này không xảy ra chứ không thì chứng khoán quá dễ đoán. Và với một cổ phiếu cũng tương tự như vậy, khi khối ngoại mua ròng nhiều phiên thì thường cổ phiếu sẽ khó giảm hoặc tăng giá.

Xem thêm: 9 bài học chứng khoán xương máu dành cho người mới bắt đầu (P2)

Điều chỉnh theo tâm lý đám đông

Kinh nghiệm này cực kì quan trọng, nhưng cũng rất khó để đo đếm. Thông thường khi đám đông đều lao vào mua cổ phiếu thì thường báo hiệu vùng đỉnh và ngược lại khi ít người tham gia thì đó lại là vùng đáy.

Để đo được tâm lý đám đông thì bạn chỉ có cách là tham khảo các diễn đàn về chứng khoán xem lượng truy cập có đột biến không. Hay xem giá trị giao dịch của thị trường có tăng đột biến (gấp 2, 3 lần) so với trung bình 20 phiên trước không. Hoặc xem bạn bè mình những người không bao giờ đầu tư chứng khoán có ý định tham gia thị trường không… khi các dấu hiệu này xảy ra thì thường báo hiệu vùng đỉnh, còn vùng đáy thì ngược lại.

Theo dõi tin tức về cổ phiếu bạn đầu tư – Bài học chứng khoán

Theo dõi tin tức về cổ phiếu bạn đầu tư - Bài học chứng khoán

Bạn nên theo dõi các tin tức vĩ mô, tin tức kinh tế thế giới. Tin tức về giá vàng, giá dầu, lãi suất, về chiến tranh… để xem có biến động gì lớn không, có thể ảnh hưởng tới thị trường không. Còn với cổ phiếu thì bạn nên theo dõi các báo cáo tài chính ra hàng quý để xem. Doanh nghiệp làm ăn có tốt lên hay kém đi. Và các tin tức khác như chia cổ tức, phát hành thêm …  Từ đó để có thể kịp thời ứng biến phù hợp với các tin tức đó.

Như vậy, với chuyên đề bài học chứng khoán Phần 2 trên đây, hy vọng các nhà đầu tư đã có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu. Từ đó, bạn có thể tự tin quản lý khoản đầu tư của riêng mình.

Nguồn: Danviet.vn