Sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ khiến da ngày càng xấu

Sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ khiến da ngày càng xấu

12/03/2021 0 Hiền Trần 335
4 phút, 28 giây để đọc.

Đắp mặt nạ là một trong những bước làm đẹp quen thuộc của hội chị em. Thậm chí có người còn chăm chỉ thực hiện hằng ngày. Việc đắp mặt nạ nghe thì rất đơn giản nhưng sự thật có phải như chúng ta vẫn nghĩ? Có bạn giờ bạn thắc mắc rằng đắp mãi mà da không có chút thay đổi nào. Nguyên nhân là do bạn đã sai lầm trong quá trình thực hiện. Và khi đã mắc sai lầm thì làn da của bạn sẽ ngày càng xấu đi thôi.

Đắp mặt nạ là khâu quan trọng trong quá trình chăm sóc da của phụ nữ. Những loại mặt nạ dành cho da cũng hết sức đa dạng. Nhờ đó cung cấp được nhiều dưỡng chất, tái tạo và nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp. Công dụng đặc biệt của việc đắp mặt là không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, một số trường hợp lại cảm thấy da xấu hơn sau khi sử dụng mặt nạ. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Liệu có phải do làn da của bạn không hợp với thành phần trong mặt nạ. Hay do sai lầm xuất phát từ bạn. Hãy cùng Btr.vn tìm hiểu xem mình có mắc những sai lầm sau không nhé!

Sử dụng một loại mặt nạ

Tâm trạng, thời tiết và nhiều yếu tố chủ quan khác là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của da. Do đó, các chuyên gia thường khuyên bạn thay đổi sản phẩm dưỡng da theo mùa. Khi sử dụng mặt nạ, bạn cũng nên lưu ý điều này. Tình trạng da sẽ thay đổi rất thường xuyên. sẽ không có một loại mặt nạ nào mãi mãi phù hợp với da của bạn.

Sai lầm thường gặp khi đắp mặt nạ khiến da ngày càng xấu

Ngoài ra, các vùng da trên mặt cũng sẽ có tình trạng khác nhau. Chẳng hạn, đối với các bạn có làn da hỗn hợp, vùng chữ T sẽ nhiều dầu hơn các vùng da còn lại. Lời khuyên cho bạn là hãy áp dụng phương pháp Multi Masking và sử dụng xen kẽ các loại mặt nạ.

Không rửa tay trước khi đắp mặt nạ

Dù mặt sử dụng mặt nạ đất sét hay mặt nạ giấy thì cũng đừng quên rửa tay trước. Nếu bạn không làm sạch tay trước, vi khuẩn từ tay có thể len lỏi bám vào da của bạn. Trong khi đó, mặt nạ sẽ ở trên da ít nhất là 10 phút tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó, da sẽ tuột dốc không phanh chỉ vì thói quen không rửa tay của bạn. Bạn nên sử dụng những loại cọ chuyên dụng để tán mặt nạ khi dùng mặt nạ rửa. Không chỉ hạn chế vi khuẩn mà còn giúp bạn tiết kiệm một lượng lớn mặt nạ.

Chọn bừa mặt nạ

Tất nhiên mặt nạ nào cũng có những ưu điểm của chúng. Nhưng không phải ưu điểm nào cũng hợp với làn da của bạn. Bạn nên cẩn trọng trong tất cả các sản phẩm dành cho da mặt. Nếu da bạn thiếu ẩm, một loại mặt nạ đất sét là một sai lầm. Chọn sai loại mặt nạ và “cố đấm ăn xôi” sử dụng lâu dài sẽ rất hại cho da. Đặc biệt, bạn phải hiểu rõ làn da của mình và phân biệt thành phần trong mặt nạ. Điều này sẽ hạn chế tình trạng da bị kích ứng.

Đắp mặt nạ quá lâu

Đây là sai lầm thường gặp của các chị em phụ nữ khi đắp mặt nạ. Mọi người thường nghĩ rằng giữ mặt nạ trên mặt lâu hơn một chút có thể làm da hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Sự thật là khi bạn đắp mặt nạ quá lâu sẽ khiến da bị tổn thương. Mặt nạ đất sét sẽ làm da khô hơn còn mặt nạ giấy sẽ hút ẩm ngược khiến da mất nước.

Không rửa tay trước khi đắp mặt nạ

Bạn nên tuân thủ thời gian đắp nạ nạ theo hướng dẫn của sản phẩm. Đôi khi, bạn cũng nên dựa vào tình trạng da để “cân đo đong đếm” thời gian phù hợp. Chẳng hạn, bạn có làn da khô thì chỉ nên sử dụng mặt nạ đất sét trong 10 phút trong khi da dầu lại có thể để mặt nạ tới 15 phút. Tuy tình trạng da bạn thế nào thì cũng không nên đắp mặt nạ quá 20 phút.

Bôi lượng mặt nạ không phù hợp

Có nhiều quan điểm khác nhau về lượng tinh chất mặt nạ bôi trên da. Nhiều người cho rằng nên đắp dày một chút. Như vậy có thể thúc đẩy tuần hoàn máu giúp da hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, hạn chế hơi nước bốc hơi làm da căng mịn. Tuy nhiên lớp mặt nạ quá dày sẽ làm các lỗ chân lông nở rộng tạo điều kiện cho bụi bẩn “ngấm” sâu vào da.

Lượng mặt nạ được bôi trên da đúng nhất nên dựa vào loại mặt nạ và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Trước khi sử dụng bất cứ loại mặt nạ nào, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn và tìm hiểu cơ chế hoạt động của chúng.

Nguồn: elle.vn