Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng, mẹ cần chú ý phòng ngừa các bệnh sau

Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng, mẹ cần chú ý phòng ngừa các bệnh sau

25/02/2021 0 Tiểu Kim 247
3 phút, 57 giây để đọc.

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh, đặc biệt là vào mùa nắng nóng. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc trẻ mùa nắng nóng để phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển xấu. Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ mùa nắng nóng.

Tiêu chảy/Tiêu chảy cấp

Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng, mẹ cần chú ý phòng ngừa các bệnh sau

Mùa hè chính là thời điểm dịch tiêu chảy và tiêu chảy cấp bùng phát mạnh mẽ. Lý do là do thời tiết nắng nóng, trẻ có nhu cầu uống nhiều nước giải khát nhưng lại dễ uống phải các loại nước không hợp vệ sinh. Ngoài ra, các loại vi khuẩn, nấm mốc hoạt động mạnh mẽ cũng khiến thức ăn dễ ôi thiu, làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy.

Ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thực phẩm nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể dẫn tới tử vong. Biện pháp xử lý khi trẻ bị ngộ độc là cho trẻ nôn hoặc đi ngoài để đẩy hết thực phẩm ra ngoài. Nếu trẻ có những biểu hiện nặng hơn, cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để bác được bác sĩ can thiệp.

Bệnh truyền nhiễm do virus

Chăm sóc trẻ em mùa nắng nóng, mẹ cần chú ý phòng ngừa các bệnh sau

Một số bệnh nguy hiểm do virus gây ra như cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella, sốt phát ban, … cũng có thể bùng phát thành dịch vào mùa hè. Các bệnh này thường khiến trẻ bị sốt, buồn nôn, bỏ bú, bỏ ăn và quấy khóc. Khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào, đặc biệt là sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Viêm não Nhật Bản

Viên não nhật bản

Đây có thể coi là sát thủ trong mùa hè. Bệnh viêm não Nhật Bản khá nguy hiểm và có thể để lại những di chứng nặng nề cho trẻ. Đặc biệt, nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong do viêm não Nhật Bản.

Hiện nay, biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất vẫn là tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ theo đúng lịch tiêm chủng quốc gia.

Viêm màng não ở trẻ em

Viêm màng não là bệnh do vi khuẩn HI, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra. Bệnh gây nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não bộ và tủy sống. Điều đáng nói là nhiều trẻ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng rất nặng, một số đã bị biến chứng thần kinh co giật.

Bệnh tay chân miệng (TCM)

Bệnh tay chân miệng

Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng chính hay mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh có khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể để lại các di chứng như run chi, hốt hoảng, lơ mơ, co giật. Hiện nay, chưa có vaccine phòng bệnh chân tay miệng ở trẻ.

Sốt xuất huyết (SXH)

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là trung gian truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh thường gia tăng và bùng phát thành các đợt dịch vào mùa mưa.

Ở dạng nhẹ, sốt xuất huyết sẽ gây sốt cao, phát ban khắp cơ thể, đau cơ/khớp, rối loạn đông máu, suy đa dạng… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Các biện pháp phòng bệnh nguy hiểm mùa nắng nóng cho trẻ

Chăm sóc trẻ mùa nắng nóng

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần làm theo các hướng dẫn sau đây:

  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh cá nhân cho trẻ và giữ vệ sinh môi trường sống của trẻ.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm sạch và bảo quản thực phẩm đúng cách.
  • Không uống nước đá lạnh và các loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để không bị khô họng, nhất là khi ở lâu trong phòng điều hòa.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vận động hợp lý để tăng sức đề kháng.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ theo lịch tiêm chủng quốc gia.

Trên đây là một số bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa nắng nóng và cách phòng tránh. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt cẩn thận khi chăm sóc trẻ mùa nắng nóng, tránh để trẻ mắc bệnh ngoài ý muốn.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn